-
Các Cơ Sở Chiêm Tinh Và Thiên Văn Của Việt Nam
Nov 27, 2021
Một Tổng Quan
Theo quyển [Đại] Việt Sử Lược [大] 越 史 略 (Sơ Lược Lịch Sử [Đại] Việt) trong thời khoảng từ thế kỷ thứ 2 TCN đến năm 1225 và được xem bởi một số sử gia là niên sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại, 13 các nhà cai trị Việt Nam đã khởi sự xây dựng các cơ sở thiên văn/chiêm tinh tại kinh đô Thăng Long昇 龍 (tức Hà Nội ngày nay) ngay từ năm 1029, khi vị Hoàng Đế thứ nhì của nhà (Hậu) Lý (後) 李 朝 (1009-1225), Thái Tông 太 宗 (tên cá nhân là Lý Phật Mã 李 佛 瑪, trị vì 1028-1054), ra lệnh tái xây cất Càn Nguyên Điện 乾 元 殿 sau trận động đất năm 1017; 14 các cơ sở mới xây dựng gồm có điện thờ Trời: Phụng Thiên Điện 奉 天 殿 mà trên nóc điện có đặt một Tòa Tháp Chính Ngọ (Chính Dương Lâu 正 陽 樓) với một đồng hồ nước bên trong. 15 Rõ ràng hoàn toàn có xác suất rằng các sự quan sát thiên văn và chiêm tinh tại các triều đình của các nhà vua Việt Nam có thể đã khởi sự sớm hơn nữa, vào cuối thế kỷ thứ 10, gần như ngay sau khi Việt Nam giành được sự độc lập khỏi Trung Hoa. Thời điểm khi các sự quan sát đầu tiên được thực hiện có thể được tính toán phỏng đoán trên căn bản các tài liệu về các vụ nhật thực (xem bên dưới).
Trong năm 1206, cơ sở thiên văn này đã bị hư hại vì hỏa hoạn, và nó đã chỉ được phục hồi vào một thời gian nào sau đó 16, điều, trên lý thuyết, có thể là lý do tại sao các niên sử Việt Nam [Đại] Việt Sử Lược [大] 越 史 略 và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư 大 越 史 記 全 書không có các tài liệu về các vụ nhật thực xảy ra giữa các năm 1206 và 1242. 17 Hai cơ sở nhiều xác suất nhất liên hệ đến các hoạt động thiên văn và chiêm tinh được mô tả là tọa lạc gần Cung Điện [Nhà Vua] trong một bản sao lục hồi thế kỷ thứ 17 tập Hồng Đức Bản Đồ 洪 德 版 圖 (Các Bản Đồ [của Việt Nam] được in dưới thời Hồng Đức) soạn thảo năm 1490 (Hình 1), 18, đó là Phụng Thiên Phủ 奉 先 府(Văn Phòng Thờ Phụng Trời) và Ti [Ty] Thiên Giám 司 天 監 Si tian jian, ty phụ trách Quan Sát Các Hiện Tượng Trên Trời). 19
Xem thêm: 64 quẻ Kinh Dịch
Ngay dù tên gọi Phụng Thiên Phủ có nói đến Trời và hiển nhiên gần giống như Phụng Thiên Điện 奉 先 殿 của nhà (Hậu) Lý, tôi giờ này không hay biết về bất kỳ bằng chứng nào khiến nghĩ rằng các chức năng của [Phụng Thiên] Phủ có dính líu đến việc ghi chép thời gian hay các hoạt động khác liên quan đến các sự quan sát thiên văn. Ti Thiên Giám được trình bày trên bản đồ tọa lạc phía nam của Cung Điện Hoàng Triều nằm giữa Phụng Thiên Phủ và Quốc Tử Giám 國子監, cơ quan thẩm quyền bậc đại học. Danh xưng của định chế kể trước, Ti Thiên Giám 司天監, giống y như tên của cơ quan đối tác phía Trung Hoa của nó; tại Trung Hoa, tên này được đặt cho Văn Phòng Thiên Văn/Chiêm Tinh lần đầu tiên trong thế kỷ thứ 10 và được dùng hầu như một cách có hệ thống trong thời nhà Nguyên (bắt đầu từ thập niên 1260), nhà Minh, và (một cách không chính thức) dưới thời nhà Thanh. 20 Thời điểm chính xác của sự thiết lập Ti Thiên Giám của Việt Nam không được hay biết.
Điều vẫn chưa rõ rằng liệu “Ti Thiên Giám” nguyên thủy hồi đầu thế kỷ thứ 11 có phải đã được xây dựng tại địa điểm được thể hiện trên bản đồ hay không. Rất nhiều phần nó đã bị đóng cửa trong thời gian chiếm đóng của Trung Hoa (1407-1427), bởi nếu không, nó sẽ thách đố quyền hạn chuyên độc của các nhà chiêm tinh chính thức của Trung Hoa trong việc thực hiện và giải thích các sự nhận xét về thiên văn học. Người ta có thể ức đoán rằng định chế này đã được mở cửa lại không lâu sau sự triệt thoái của quân đội Trung Hoa, và đã duy trì hoạt động trong suốt thế kỷ thứ 17, khi một bản sao lục trình bày nơi Hình 1 được in ra.
Điều cũng không được rõ là cách thức mà các nhân viên làm công việc thiên văn/chiêm tinh đã được huấn luyện ra sao, song có thể hữu lý để ức đoán rằng các nhà cầm quyền Việt Nam đã thiết lập một chương trình giáo dục đặc biệt để huấn luyện các nhà thiên văn học và chiêm tinh học tương lai, giống như trường hợp của Trung Quốc. Ti Thiên Giám chính vì thế sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện các sự quan sát, giải thích các dữ liệu về thiên văn học và khí tượng học, thi hành các sự tính toán niên lịch, tiên đoán các vụ nhật thực, và huấn luyện các nhân viên tương lai. Có rất nhiều xác suất rằng định chế này đã có một thư viện chuyên khoa lưu trữ các tác phẩm về thiên văn học và chiêm tinh học được giả định không có lưu hành ở bên ngoài văn phòng. Một mảnh bằng chứng gián tiếp hậu thuẫn cho giả định này được tìm thấy trong sưu tập các pháp điển Trung Hoa Song hui yao 宋 會 要, Tống hội yếu. Trong một tài liệu đề năm 1107 nó có lưu ý rằng các sứ giả Việt Nam sang Trung Hoa đã cố tìm mua sách thuộc nhiều khoa học, và rằng họ được phép để mua mọi văn bản ngoại trừ các sách được xem “bị cấm đoán”, tức, liên quan đên thuật bói toán, yin-yang (âm dương), niên lịch, và số mệnh học (numerology); chính sự lưu ý này xem ra làm ta suy nghĩ rằng các sứ giả đã đặc biệt chú ý đến các sách về các đề tài này. 21 Các nỗ lực để thụ đắc các sách vở liên hệ đến các niên lịch (và, với nhiều xác suất nhất, đến chiêm tinh học) tiếp tục cho đến đầu thế kỷ thứ 14. 22
Xem thêm: Xem Tử vi tại Hà Nội
Học trình của khoa Toán Học: Suan xue 算 學 Trung Hoa hồi đầu thế kỷ thứ 12 bao gồm một số chủ đề liên hệ trực tiếp đến sách lịch và khoa chiêm tinh, đặc biệt đến điều được gọi là “ba lược đồ: schemes” hay “ba biểu thức vũ trụ”: san shi 三 式, tam thức, có nghĩa ba phương pháp chính yếu của thuật bói toán (xem bên dưới), cũng như các văn bản chiêm tinh học không được xác định khác. 23 Nếu các sách vở thiên văn học và chiêm tinh học được bao gồm trong học trình của ngành học được nói là “đếm, tính: 算” (Toán trong tiếng Việt, Suan trong tiếng Hán) tại Việt Nam, khi đó các cuộc khảo thí quốc gia về “tính toán” được đề cập đến trong các tài liệu lịch sử có thể bao gồm các phần liên quan đến sự tinh toán để làm sách lịch và chiêm tinh, như trong trường hợp tại Trung Hoa dưới thời nhà Tống. 24 Có hiện hữu các tài liệu về các cuộc khảo thí quốc gia về “tính toán” được tổ chức tại Việt Nam trong năm 1077, 25 1261, 26 1363, 27 1404, 28, 1477, 29 1507, 30 và 1762. 31
Các sự trình bày về các hoạt động của các nhà thiên văn học và chiêm tinh học chuyên nghiệp được sử dụng bởi các nhà cầm quyền Việt Nam có thể được tìm thấy trong các hồi ký của các Tu Sĩ Dòng Tên người Ý Đại Lợi, Christophoro Borri (1583-1632) và Giovanni Filippo de Marini (1608-1682), các kẻ đã lần lượt đến thăm Đàng Trong: Cochinchina (Trung Kỳ Việt Nam) và Đàng Ngoài: Tonkin (Bắc Kỳ Việt Nam). Sự mô tả của Borri cho thấy rằng không chỉ Chúa Đàng Trong (Cochinchina), mà cả các ông hoàng, đều có các nhà chiêm tinh riêng của mình với công việc gồm cả sự tính toán các vụ nhật thực; de Marini mô tả một nghi thức đặc biệt được giả định sẽ được thực hiện bởi nhà vua trong ngày có nhật thực. 32 Các sự trình bày này khiến ta nghĩ rằng vào khoảng thế kỷ thứ 17, các nhà thiên văn học Việt Nam thụ hưởng một quy chế quan chức khá cao, rằng họ đã sử dụng các phương pháp của Trung Hoa về sự tiên đoán các vụ nhật thực, và rằng đôi khi họ không thể điều chỉnh một cách chính xác các phương pháp này với các vị trí (có nghĩa miền bắc và miền trung Việt Nam) nơi mà các vụ nhật thực được giả định sẽ được quan sát.
Một định chế chính thức chịu trách nhiệm về các công việc thiên văn và làm sách lịch tiếp tục hiện hữu tại Việt Nam cho đến thế kỷ thứ 20. Một sự trình bày (có niên kỷ năm 1930) về văn phòng thiên văn/chiêm tinh Khâm Thiên Giám 欽 天 監, cơ quan kế nhiệm Ti Thiên Giám 司 天 監, 33 mô tả cơ cấu và nhân viên văn phòng thiên văn/chiêm tinh tọa lạc tại Huế, kinh đô của triều Nguyễn (1802-1945), và thuật lại một cách ngắn gọn lịch sử của nó, bắt đầu từ thời Hoàng Đế Minh Mạng (trị vì từ 1820-1841).
Xem thêm: Xem lá số Tứ Trụ
Comments
- (no comments)